2. KỸ THUẬT GIEO TRỒNG
2.1Thời vụ: Nên gieo vào thời vụ tốt nhất của địa phương để có năng suất cao
2.2.Mật độ, khoảng cách gieo trồng
- Mật độ: cần đảm bảo mật độ khoảng 6,6 – 7,2 vạn cây/ha.
- Khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 60 cm; Cây cách cây 23 – 25 cm.
- Lượng hạt giống cần cho 1 ha là 25 – 28 kg.
2.3 Phân bón
- Lượng phân bón cho 1 ha
+ Phân hữu cơ vi sinh 2,0 – 2,5 tấn.
+ Đạm Urea: 300 – 350 kg; Super Lân: 400 – 500kg; Kali clorua: 160 – 200 kg. -
Cách bón:
+ Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ vi sinh và phân lân trước khi gieo hạt, lấp kín phân.
+ Bón thúc: lượng phân đạm và kali chia làm 3 lần:
• Lần 1: Khi ngô 3 – 4 lá bón 1/3 lượng Urea và 1/2 lượng Kali.
• Lần 2: Khi ngô 7 -9 lá bón 1/3 lượng Urea và 1/2 lượng Kali.
• Lần 3: Trước khi ngô trỗ 7 – 10 ngày bón tiếp 1/3 lượng phân Urea còn lại.
2.4 Chăm sóc phòng trừ sâu bệnh
- Tỉa định cây sớm đảm bảo mật độ.
- Tưới đảm bảo độ ẩm cho ngô đặc biệt thời kỳ trước và sau khi ngô trỗ 10-15 ngày.
- Phun thuốc trừ cỏ hoặc xới cỏ trước khi bón phân.
- Phòng trừ sâu bệnh: phòng trừ bọ nhảy, kiến, mối, sâu xám bằng cách rắc VIBASU 10H hoặc VIBAM 10H vào rạch trước khi gieo hạt với lượng 25 – 30kg/ha. Trừ sâu đục thân bằng thuốc VIBASU 10H rắc 4 – 5 hạt thuốc vào nõn (loa kèn) của cây. Phun thuốc phòng trừ sâu, bệnh hại như đối với các giống ngô khác.
2.5 Thu hoạch: Khi chân hạt có điểm đen hay lá bi vàng là lúc ngô đã chín có thể thu hoạch.